Trong bất kỳ sự kiện, chương trình nào thì lời dẫn luôn có vai trò giúp thể hiện nội dung chương trình và khơi gợi, kết nối cảm xúc đến với khán giả. Nếu bạn đang cần lên ý tưởng cho lời dẫn chương trình văn nghệ tết thiếu nhi thì bài viết sau đây sẽ vô cùng hữu ích cho bạn!
Viết lời dẫn chương trình văn nghệ tết thiếu nhi ấn tượng và thu hút
Cùng với tết Trung Thu thì ngày Quốc tế Thiếu Nhi ⅙ cũng là dịp để người lớn (ông bà, cha mẹ, thầy cô,…) thể hiện tình cảm và sự quan tâm tới con em mình. Vào ngày này, tại các đoàn thể, nhà trường hay các tổ chức cộng đồng sẽ tổ chức các chương trình Tết thiếu nhi ⅙. Do đó mà cũng không thể thiếu viết lời dẫn chương trình 1 6.
Phần lời dẫn chương trình sẽ được xây dựng dựa trên khung chương trình, bao gồm các phần sau:
Phần mở đầu
Phần mở đầu của lời dẫn chương trình văn nghệ tết thiếu nhi sẽ gồm các nội dung:
- Tuyên bố lí do
- Giới thiệu các đại biểu (cần giới thiệu theo thứ tự từ người có chức vụ cao nhất; kèm theo sự góp mặt của tất cả các em nhỏ).
Phần nội dung
Phần nội dung sẽ cần có những mục sau:
- Giới thiệu chủ đề của chương trình
- Đại diện của nhà trường/tổ chức/cơ quan đoàn thể phát biểu
Phần văn nghệ và trao quà
Giới thiệu các tiết mục. Ví dụ: Tiết mục tốp ca:…. của nhóm… | Tiết mục múa:… của….
Ở phần này, mọi người có thể viết thêm vài lời dẫn nói qua về nội dung hay điểm đặc biệt của mỗi tiết mục để tạo sự sôi động, hứng thú và khuấy động bầu không khí của buổi lễ.
Phần trao quà: MC mời những người trong ban lãnh đạo hoặc đại diện lên trao quà.
Kết thúc chương trình
Viết lời dẫn chương trình 1 6 ở phần bế mạc chỉ cần ngắn gọn. Nội dung tóm tắt lại các hoạt động cũng như gửi lời cảm ơn đến mọi người đã tham dự chương trình.
Mẫu lời dẫn chương trình văn nghệ tết thiếu nhi
1. Giới thiệu lý do
Kính thưa: Các quý vị đại biểu, các đồng chí đoàn viên thanh niên, các bậc phụ huynh và toàn thể các em thiếu niên nhi đồng!
Hòa chung vào không khí vui tươi của cả nước để chào mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6. Được sự cho phép từ phía ban lãnh đạo…./UBND phường,… chúng tôi đã tổ chức buổi vui Tết Thiếu nhi 1/6 cho con em. Đây là một vinh dự cho tôi khi đứng trước quý vị và giới thiệu sự kiện tuyệt vời này dành riêng cho các em nhỏ. Có thể nói, đây không chỉ là dịp để nhắc nhở chúng ta – những người lớn về vai trò và trách nhiệm trong việc chăm sóc, giáo dục các em nhỏ mà hơn hết chính là khoảng thời gian vui chơi tràn đầy niềm vui, tạo thêm những kỷ niệm đáng nhớ cho các em.
2. Giới thiệu ban lãnh đạo, khách mời
Đến dự chương trình tết thiếu nhi 1/6 hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu có các đồng chí: (Tên…. Chức vụ:….) và nhất là sự có mặt của các em thiếu nhi nhi đồng.
Chúng ta hãy cùng dành một tràng pháo tay thật lớn để chương trình được bắt đầu.
3. Giới thiệu chủ để
4. Đại diện ban lãnh đạo phát biểu
Tiếp nối chương trình, tôi xin trân trọng kính mời Ông (Bà)… có đôi lời phát biểu.
Xin chân thành cảm ơn bài phát biểu của đồng chí:….
5. Văn nghệ, trao quà
Trên sân khấu hôm nay, chúng ta sẽ được chứng kiến sự xuất hiện của những em nhỏ tài năng, những ngôi sao nhí với những màn trình diễn đáng yêu và ấn tượng. Các em nhỏ đã dành nhiều tháng để chuẩn bị cho đêm nay, và chúng ta hãy đặc biệt quan tâm và ủng hộ các em.
- Tiết mục:…
- Tiết mục:…
- Tiết mục:…
Xin cảm ơn các em thiếu nhi đã mang đến chương trình những tiết mục đặc sắc ngày hôm nay.
Phát quà (nếu có).
6. Bế mạc
Kính thưa các quý vị đại biểu và toàn thể các đồng chí.
Gặp mặt với các em thiếu nhi ngày hôm này, các bậc cha mẹ không thể nói hết được tình cảm của mình mà chỉ mong muốn rằng các em – thế hệ tương lai của đất nước hãy luôn phấn đấu để trở thành những công dân có ích cho xã hội để không phụ lòng mong mỏi của các thầy cô và các bậc cha mẹ.
Thay mặt Ban tổ chức, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể ban lãnh đạo, quý vị khách mờ, phụ huynh và tất cả các bạn nhỏ đã tham gia chương trình hôm nay.
Xin trân trọng cảm ơn!
Các chú ý khi viết lời dẫn cho chương trình 1 6
Xác định chủ đề của chương trình
Tuy cùng là tổ chức chương trình Tết thiếu nhi nhưng phần nội dung, chủ đề sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào kế hoạch và định hướng của ban tổ chức. Bạn cần xác định rõ chủ đề của chương trình để có thể định hình nội dung và thông điệp chính, từ đó sẽ giúp việc viết lời dẫn chương trình 1 6 phù hợp. Bên cạnh đó, việc xác định rõ chủ đề cũng giúp việc lên khung chương trình và tổ chức các hoạt động vui chơi hợp lý hơn.
Các chủ đề thường được đề cập đến như:
Chủ đề vui nhộn và giáo dục: Xác định một chủ đề phù hợp với ngày 1/6, có thể liên quan đến niềm vui, trò chơi, học hỏi và khám phá. Chương trình nên cung cấp những tiết mục thú vị và giáo dục để kích thích sự sáng tạo và khám phá của trẻ em.
Tôn vinh trẻ em và gia đình: Nhấn mạnh vai trò quan trọng của trẻ em trong xã hội và gia đình. Lời dẫn chương trình có thể nêu lên những giá trị gia đình, tình yêu và sự chăm sóc mà chúng ta có thể đem đến cho trẻ em, khuyến khích khán giả hướng dẫn và hỗ trợ trẻ em trong việc phát triển và thành công.
Gửi thông điệp tích cực: Truyền tải thông điệp tích cực và động viên tinh thần cho trẻ em. Bằng cách truyền cảm hứng, khích lệ và tạo niềm tin cho trẻ em, thông qua lời dẫn chương trình văn nghệ tết thiếu nhi có thể giúp các bạn nhỏ trở nên tự tin hơn, phát triển tốt hơn.
Tạo không khí vui tươi và hào hứng: Khi viết lời dẫn chương trình văn nghệ tết thiếu nhi cần sử dụng ngôn ngữ lạc quan, sống động và vui tươi. Tạo một không khí hào hứng và niềm vui để khán giả tham gia và tận hưởng chương trình.
Sử dụng ngôn từ phù hợp
Khi viết lời dẫn chương trình văn nghệ tết Thiếu nhi ⅙ sẽ hướng đến 2 đối tượng chính là các bé thiếu nhi và khách mời.
- Ở phần mở đầu, giới thiệu chương trình và nêu lý do (hướng đến khách mời là chủ yếu) do đó ngôn từ cần mang tính trang trọng. Giọng văn cũng nên được chăm chút để tạo sự truyền cảm và thu hút.
- Đối với phần văn nghệ, trao qua hay những khoảng thời gian giao lưu với các bé thì viết lời dẫn chương trình 1 6 nên ưu tiên sử dụng ngôn từ gần gũi, nhẹ nhàng, dễ hiểu và có thể pha thêm chút dí dỏm hài hước để tạo bầu không khí thoải mái.